Quện nhau” là từ cổ xuất hiện trong bài ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện” ám chỉ một hiện tượng tự nhiên, đó là khi con tò vò bắt con nhện về và đẻ trứng vào người con nhện, con nhện sẽ sống dở chết dở, khi ấu trùng tò vò non nở ra, nó sẽ ăn thịt con nhện để trưởng thành.

“Tò vò mà nuôi con nhện.Đến khi nó lớn nó quện nhau đi.Tò vò ngồi khóc tỉ ti.Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào”

“Quện” hoặc “quyện” ở đây có nghĩa là chết, giết chết, kiệt sức mà chết, hết đời (Tuổi già sức quện/quyện).

Thế nên mới nói “quện nhau đi” tức là “chết đi”. Như vậy, hai câu “Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào” nó gần giống như câu “Nước mắt cá sấu” vậy.

Cả bài ca dao là ẩn dụ cho việc có những gia đình nuôi con nhưng thực chất lợi dụng và làm lợi trên đứa con, chứ không hề thương yêu hay quan tâm gì đứa trẻ.

Quện là gì? “Quện nhau” có nguồn gốc từ đâu?

Có một số sách đã biến thể bài ca dao trên thành “Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn nó quên nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào“, thay chữ “quện” bằng chữ “quên” do không hiểu ý nghĩa thực sự của bài ca dao cổ, và vô tình thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của nó, khiến “con nhện” từ một nạn nhân của “tò vò” nay lại trở thành một kẻ vô ân bạc nghĩa khi quên mất đấng dưỡng dục.

Các cụ nhà mình xưa nay vốn rất uyên thâm, kể cả trong các loại văn học dân gian, các câu ca dao, đồng dao tưởng như là bài hát, câu thơ của trẻ con, nhưng lại lồng trong đó những tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đôi khi là cay đắng, xót xa.

Chốt lại, không phải từ này nó kỳ lạ đâu, mà là các bạn không hiểu về văn hóa Việt thôi.

Bản thân việc đưa những từ ngữ như vậy vào sách giáo khoa tiếng Việt không nhằm mục đích bắt trẻ em phải hiểu, mà thực chất chỉ đơn thuần giúp các em rèn luyện khả năng ghép vần và chơi với từ ngữ (chính vì thế nên không ai bắt trẻ con lớp 1 phải cảm thụ văn học cả).

Về vấn đề về đánh vần, các nhà giáo dục online trước hết nên có kiến thức về Ngữ âm học (tiếng Anh là phonetics) và cả văn hóa Việt trước khi phát biểu.

“Quện nhau” trên Facebook có ý nghĩa là gì?

Trên Facebook hay nhiều trang mạng xã hội khác như twitter, youtube… các bạn trẻ Việt lại sử dụng từ Quện như một từ lóng để ám chỉ sự thân mật vượt qua mức bình thường của đôi trai gái.

Quện trên Facebook có ý nghĩa tương tự với hành động quan hệ t.ình dụ.c. Nói chung từ Quện khi sử dụng trên MXH với những bạn trẻ sẽ mang hàm nghĩa thô tục nên các bạn không nên dùng nó tùy tiện.

Tại sao nhiều người hay dùng từ “Quện nhau” trên Facebook?

Giới trẻ hiện đại ngày càng trở nên “ham vui” trên các trang mạng xã hội (MXH), việc TROLL nhau, châm biếm nhau của những đám bạn thân thiết là việc làm không thể thiếu hàng ngày. Việc sử dụng từ “Quện nhau” trên Facebook của các bạn trẻ chủ yếu là đùa vui, đùa cợt với nhau chứ không có ý nghĩa xấu. Việc sử dụng từ “Quện nhau” trên Facebook như vậy chủ yếu để người lớn, phụ huynh không biết là mình đang nói láo, hay nói những từ thô tục.

Quện là gì? Hay “Quện nhau” có nguồn gốc từ đâu chắc các bạn đã hiểu, hãy sử dụng những từ này một cách phù hợp và thông minh nhé.